Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘TƯ LIỆU BỔ TRỢ’ Category

VOV – Thơ và cuộc sống 9-9-2012 – phỏng vấn PCN Trần Hà Nam về thơ Xuân Diệu

Thầy Trần Hà Nam trả lời phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam – phát trong chương trình Thơ và cuộc sống trên VOV1 ngày 9 – 9 – 2012.
Có chút đính chính: Bài “Cha đàng Ngoài mẹ ở đàng Trong” không phải bài “Về thăm huyện quê hương đổi mới”

Read Full Post »

Đài PTTH Bình Định trong chuyên mục “Vần thơ quê hương” phỏng vấn thầy Trần Hà Nam và nhà thơ Thanh Thảo về bài thơ ĐÀN GHI – TA CỦA LORCA

Read Full Post »

(Tóm tắt Theo giáo trình Tình hình và nhiệm vụ địa phương tỉnh Bình Định)

Bình Định là nơi sinh cơ lập nghiệp chủ yếu của 4 dân tộc anh em: Bana, Chăm, H’rê (người bản địa) và người Kinh.
Lớp người Việt đầu tiên định cư ở Bình Định vốn phần lớn là những lưu dân được dùng để khai khẩn mảnh đất vừa khắc nghiệt vừa giàu tiềm năng này. Như vậy, “tổ tiên” của người Kinh ở Bình Định phần lớn là những người cùng cực dưới xã hội phong kiến, từ miền Bắc (chủ yếu là Bắc Trung bộ) vào định cư, lập nghiệp. (…)
Hơn 500 năm thường xuyên đấu tranh chống các thế lực thống trị phản động, chống ngoại xâm, chống thiên tai, cải tạo thiên nhiên xây dựng vùng đất mới, ở con người Bình Định đã hình thành được những truyền thống quý báu, những đức tính cao đẹp vừa đặc trưng chung của truyền thống con người Việt Nam,vừa có sắc thái riêng của con người Bình Định.
1. Truyền thống cần cù lao động xây dựng quê hương
Xa xưa, phần lớn diện tích đất Bình Định còn là những vùng đất hoang dã. Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đều là rừng rậm. Phía Đông là biển và đầm lầy mọc đầy các lọai cây nước mặn. Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên nắng hạn, giông bão, lụt lội. Để tồn tại và phát triển, các dân tộc người quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng nhau đổ mồ hôi, công sức để chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đất đai,  dựng làng, mở thị.
Cùng với thời gian, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp được hình thành và phát triển, tạo ra những vùng đất phì nhiêu: An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ… Nhân dân còn đắp thành, mở phố, xây dựng hải cảng, phát triển các nghề truyền thống và được lưu giữ cho đến ngày nay như nghề dệt, rèn, đúc, gốm, gạch ngói, làm nón, làm bánh, chế biến hải sản, mộc, cơ khí… Nhiều sản phẩm nổi tiếng như nhiễu, lụa, tơ tằm, gạch ngói (Phú Phong), rượu Bàu Đá, bún Song Thằng, nón Gò Găng (An Nhơn), bánh tráng nước dừa Tam Quan, nem Chợ Huyện, chả cá Quy Nhơn… Các làng nghề ở Bình Định trước đây đã từng cung cấp vũ khí, vải, quân lương cho nghĩa quân Tây Sơn, du kích, bộ đội trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người lao động Bình Định được công nhận là năng nổ, khéo tay, từng làm ra nhiều công trình độc đáo, những sản phẩm thủ công nổi tiếng cả trong nước và ngoài nước.Vào thế kỉ XVII – XVIII, Quy Nhơn – Cách Thử từng là cửa cảng quan trọng với phố cổ Nước Mặn được ghi trên bản đồ hàng hải quốc tế.
Hiện nay, Bình Định có 54 làng nghề, vùng nghề, trong đó An Nhơn 17 làng nghề, Tây Sơn 10 làng nghề, Phù Mỹ 9 làng nghề, Phù Cát 5 làng nghề, Tuy Phước 3 làng nghề, Hoài Ân 2 làng nghề, Vĩnh Thạnh 2 làng nghề.
2. Truyền thống đấu tranh anh dũng 
– Thời kì phong kiến
– Thời kì thuộc địa nửa phong kiến
– Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
– Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ 91954 – 1975)
3. Truyền thống văn hóa
Bình Định được xem là trung tâm của một vùng văn hóa lâu đời có nhiều tầng và nhiều lớp đan xen, đồng thời là một vùng đất hiếu học, khoa cử.
Trên dưới 4000 năm trước, cư dân lâu đời của dải đất miền Trung, trong đó có Bình Định là chủ nhân của một nền văn hóa độc đáo, được đặt tên là văn hóa Sa Huỳnh.(…) văn hóa của cư dân cổ trên đất Bình Định  xưa là văn hóa của những nhóm ngườithuo65c bộ lạc Dừa (Narikela Vamsa) – một bộ phận của người Chiêm Thành cổ.
Sau khi vương triều Indrapura chấm dứt vào khoảng năm 982 – 983, kinh đô của người Chiêm Thành chuyển vào Vijaya Đồ Bàn. Từ đó, đất Bình Định xưa trở thành đế đô của Vương quốc Chăm pa và phát triển phồn thịnh đến năm 1470. (…) Trên đất Bình Định nay còn để lại 8 cụm với 14 kiến trúc là di tích của một thời vàng son của văn hóa Chămpa. Tiêu biểu có thành Đồ Bàn, tháp Dương Long, Tháp Đôi… Ngoài ra còn có những khu di tich văn hóa như khu lò gốm Trường Cửu (ở Tây Sơn), các trung tâm gốm cổ trên đất Tây Sơn với Gò Hới, gò Cây Ké…
(còn tiếp)
THAM KHẢO LIÊN QUAN:
http://binhdinh.vietccr.vn/xem-tong-quan/dat-nuoc-con-nguoi-binh-dinh-default.html

Read Full Post »

  • NGUYỄN THỊ HOA

1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên (tất yếu) là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải sảy ra như thế chứ không thể khác được
Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngầu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện như thế khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên (tất yếu) và ngẫu nhiên
a. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Trong quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có cái tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm.
Ví dụ
Cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng của phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh hoặc chậm, mức độ sâu sắc của phong trào đạt được như thế nào…
b. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần tuý cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên, như Ph.Ăngghen nhận xét: sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện.
Ví dụ
Sự xuất hiện lãnh tụ của giai cấp vô sản có quan điểm duy vật về lịch sử giữa thế kỉ XIX là nhu cầu tất yếu của sự phát triển của thực tiễn xã hội. Nhưng người đầu tiên đó là C.Mác và PH. Ănghen lại là điều ngẫu nhiên.
Như vậy ở đây cái tất yếu như là khuynh hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần tuý, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần tuý mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất yếu.
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hoá thành ngẫu nhiên và ngược lại.
Ví dụ
Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thuỷ lúc đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.
Sự chuyển hoá giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó là cái tất yếu. Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
c. Ý nghĩa
Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định sảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể sảy ra, có thể không. Do vậy trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên. Vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc.
Vì cái ngẫu nhiên không tồn tại thuần tuý mà bộc lộ va vô vàng cái ngẫu nhiên. Do vậy, muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Vì không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái chung tất yếu.
Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hoá thành cái tất nhiên. Do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu hướng phát triển của sự vật.

Read Full Post »

1. Phạm trù đạo đức học
Phạm trù đạo đức học là nhữngkhái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện vànhững quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiệnthực:
+ Phạm trù đạo đức học không chỉbao hàm những nội dung là thông tin về bản thân nó (nội dung thông báo) mà cònmang nội dung đánh giá. Nghĩa là phạm trù đạo đức học còn đưa lại cho chúng tamột hệ tiêu chuẩn giá trị phù hợp với thời đại và cả những quan điểm, tư tưởng,thái độ của con người đối với thế giới xung quanh họ.
+ Phạm trù đạo đức học mang tínhphân cực: Nghĩa là mọi vấn đề thuộc về đạo đức xã hội luôn được đánh giá mộtcách rõ ràng: khẳng định hoặc phủ định. Chính vì điều này mà các phạm trù đạođức học luôn có phạm trù đối lập. Chẳng hạn, phạm trù hạnh phúc có phạm trù đốilập là bất hạnh, đối lập với phạm trù lương tâm là vô lương tâm…Tuy nhiên,trong đạo đức học thường nhấn mạnh phạm trù tích cực.
+ Phạm trù đạo đức học có sự kếthợp giữa tính khách quan và tính chủ quan. Tính khách quan thể hiện sự phản ánhcác quan hệ xã hội và hành vi của con người và tính chủ quan thể hiện ở nhữngcảm xúc, trách nhiệm, lựa chọn và sự đánh giá của từng cá nhâ, nhóm người… vàtrên thực tế, các quan niệm về đạo đức thay đổi qua các thời đại khác nhau vàcác giai cấp khác nhau.
                        Phạm trù đạo đức học bao hàm những kháiniệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương tiện và nhữngquan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.Đạo đức học bao gồm những phạm trù cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, danh dự,nhân phẩm, hạnh phúc. Nhưng trong phạm vi của bài này tôi chỉ phân tích rõ nộidung của một phạm trù của đạo đạo dức học mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất là phạmtrù lương tâm.
Phạm trù lương tâm : các nhà đạo đức học đềuthống nhất với nhau rằng lương tâm là đặc trưng của đời sống cá nhân, là phạmtrù có tính phổ biến làm nên đạo đức của con người. Lương tâm được bắt nguồn từsự nhận thức nghĩa vụ đạo đức của con người và được quy định bỡi hoạt động củacá nhân trong những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể.
a. Lương tâm là gì?
Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tựxem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, vớixã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điều chỉnh hànhvi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức… Đó là lương tâm.
Xu hướng tiêu biểu của con người là hành động hướng thiện,mong muốn làm điều thiện và tự đ1nh giá, phán xử hành vi của mình. Có được nhữngđiều đó là nhờ có lương tâm. Lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong,nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm màđạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. lương tâm giúp con người hối cải vàđiều chỉnh lỗi lầm. Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàncảnh nào cũng giữ được nhân cách tốt đẹp của mình. Do đó lương tâm hướng conngười đến những điều tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái ác. Nếu người không cólương tâm thì họ không thể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳnsàng làm điều ác, tàn bạo.
Vậy lương tâm là gì?
“Lương” là tốt lành.
“Tâm” là lòng.
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điềuchỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xãhội
b. Một số quan niệm về phạm trù lương tâm trong lịch sử
Một số quan niệm vềlương tâm của đạo đức học của các nhà triết học trước Mác
– Platon: lương tâm là sự mách bảo của thần linh thượng đếdo đó nó tồn tại vĩnh viễn.
– Locko: lương tâm là khả năng khống chế những dục vọng củamình, và tuân theo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí.
– Kant: lương tâm là sự thao thức của tinh thần, gắn với conngười như là bẩm sinh.
– Heghen: lương tâm là sản phẩm của tinh thần, là ý thứcđược điều thiện và lẽ công bằng.
Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Mác đều khẳng địnhlương tâm là một phạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng lýgiải về lương tâm chưa khoa học.
Quan niệm về lương tâmcủa đạo đức học Mác
Lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức cá nhânvề sự tự đánh giá hành vi và cách cư xử của mình trong đời sống xã hội, hoặclương tâm là năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của tình cảm đạo đức.
Lương tâm được xem như một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện ranhư thước đo mức độ trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội.
Lương tâm vừa là ý thức vừa là tình cảm con người, càng cóthiện tâm, thiện ý và càng hành động tốt bao nhiêu thì lương tâm càng yên ổnbấy nhiêu và ngược lại. Do đó, lương tâm là ngọn nguồn của hạnh phúc.
c. Nguồn gốc của lương tâm
Sự hình thành lương tâm là một quá trình phát triển lâu dàitừ ý thức đến tình cảm đạo đức:
– Con người ý thức được cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trướcngười khác và trước dư luận xã hội.
– Con người ý thức được cái cần phải làm nếu không làm thìkhông chỉ sợ người khác và xã hội chê cười mà cơ bản là tự xấu hổ với chínhmình, đạt tới trình độ tự xấu hổ sẽ làm xuất hiện lương tâm.
– Lương tâm xuất hiện khi ý thức, tình cảm, trách nhiệmtrước điều thiện và lẽ công bằng. Do đó lương tâm có thể xuất hiện từ lúc bắtđầu dự kiến hành vi cho đến khi kết thúc hành vi. Nhưng sự thức tỉnh của lươngtâm tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.
– Sự hình thành cảm xúc lương tâm gắn liền với nhận thức conngười về lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc của con người, đặc biệt là với ý thức nghĩavụ đạo đức. nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm trước xã hội và người khác,còn lương tâm là ý thức trách nhiệm trước bản thân mình. Có thể xem ý thứcnghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm của con người.
Lương tâm luôn tồn tại ở 2 trạngthái
Khi thực hiệnnhững hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cánhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của lương tâm.
Khi cá nhân có các hành vi sailầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạngthía cắn rứt lương tâm.
Lương tâm dùtồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng tháithanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huyđược tính tichs cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúpcá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cánhân làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứtlương tâm thì bị coi là vô lương tâm.
Lương tâm làđặc trưng của cá nhân nên nó có tính chủ quan nghĩa là lương tâm phụ thuộc bởinăng lực, khả năng, tình cảm và trí tuệ của mỗi con người. Nhưng lương tâm còncó tính chất giai cấp tức là do lập trường quan điểm giai cấp chi phối ý thức đạođức và tình cảm đạo đức đồng thời lương tâm còn có tính nhân loại phổ biến đólà sự công bằng và các giá trị phổ quát…
d. Vai trò của lương tâm trong sự điều chỉnh hành vi đạo đức của cánhân
Lương tâm trong sạch khi hành viphù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhận, tức ý thức được sự lươngthiện của mình và tạo ra cảm giác vững tâm về nhân phẩm, danh dự, tạo ra sựthanh thản cho tâm hồn.
Nếu cảm giác lương tâm khôngtrong sạch khi chủ thể hành động không đúng chuẩn mực đã được công nhận, dẫnđến cảm giác lương tâm không trong sạch chính là sự cắn rứt lương tâm. Tình cảmlương tâm là sự hài hòa giữa khát vọng hạnh phúc và tận tâm với nghĩa vụ. Thựchiện nghĩa vụ một cách trung thực là ngọn nguồn cơ bản của niềm vui hạnh phúccủa con người. Nếu lương tâm cắn rứt dằn vật thì bất hạnh sẽ lớn hơn nhiều.
Kant cho rằng sự tự đánh giá củalương tâm như là sự xét xử trước tòa. Màn kịch nội tâm là đấu tranh giữa nhânvật hành động và nhân vật phán xử. Ngược lại, kẻ nào  có năng lực tự đánh giá hành vi, kìm chế hànhvi vì lợi ích của mình chà đạp lên tất cả đó là những kẻ vô lương.
Sự hình thành lương tâm phải làmột quá trình phấn đấu rèn luyện bền bỉ, lâu dài. lương tâm hết sức nhạy cảm,tinh tế và thường trực giúp con người cảm nhận nên gọi là giác quan thứ 6.Người ta cho rằng lương tâm thường không mắc sai lầm, nhưng tiếng nói của nónhiều khi lại hết sức yếu ớt đến nổi con người có thể dập tắt nó không khókhăn. Vì vậy, vấn đề rèn luyện, giáo dục lương tâm phải là công việc thườngxuyên cho suốt cả cuộc đời.

Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phảiý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại vàtương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệgiữa các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định giới hạnnhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tựgiác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn mựchoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xãhội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội.

NGUYỄN THỊ HOA

Read Full Post »

1. Nhân phẩm và danhdự
Nhân phẩm và danh dự là hai phạmtrù đạo đức học khác nhau nhưng lại có quan hệ quy định lẫn nhau. Nhân phẩm làgiá trị làm người của mỗi cá nhân. Nhân phẩm không chỉ phụ thuộc vào mỗi cánhân mà còn phụ thuộc vào quan niệm của từng xã hội, giai cấp khác nhau. Danhdự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của các cá nhân, vì lẽđó, một con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân màcòn phải biết làm cho nhân phẩm của mình được xã hội công nhận thông qua hoạtđộng cống hiến không mệt mỏi của cá nhân cho xã hội.
a. Nhân phẩm
Mỗi con người chúng ta luôn có những phẩm chất nhất định.Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm.
Vậy nhân phẩm là gì?
Nhân phẩm là toàn bộnhững phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trịlàm người của mỗi con người.
Ngöôøi coù nhaân phaåm laø ngöôøi coù löông taâm,coù nhu caàu vaät chaát vaø tinh thaàn laønh maïnh, luoân thöïc hieân toát caùcnghóa vuï ñaïo ñöùc ñoái vôùi xaõ hoäi vaø ngöôøi khaùc, bieát toân troïng caùcquy taéc, chuaån möïc ñaïo ñöùc tieán boä.
Ngöôøi coù nhaân phaåm ñöôïc xaõ hoäi ñaùnh giaù cao vaø ñöôïc kínhtroïng. Ngöôøi thieáu nhaân phaåm hoaëc töï ñaùnh maát nhaân phaåm seõ bò xaõhoäi ñaùnh giaù thaáp, bò coi thöôøng vaø khinh reû, bò toá caùo vaø leân aùn.
Trong cuoäc soáng, ña soá moïi ngöôøi ñeàu yù thöùcquan taâm giöõ gìn nhaân phaåm cuûa mình nhöng vaãn coù nhöõng keû coi thöôøngnhaân phaåm cuûa chính mình,cuûa ngöôøi khaùc, coù suy nghó vaø haønh vi ñingöôïc laïi vôùi lôïi ích cuûa coäng ñoàng
Ñeå trôû thaønh ngöôøi coù nhaânphaåm, con ngöôøi caàn phaûi
– Coù löông taâm trongsaùng.
– Nhu caàu vaät chaátvaø tinh thaàn laønh maïnh.
– Thöïc hieän toát nghóavuï ñaïo ñöùc.
– Thöïc hieän toátchuaån möïc ñaïo ñöùc.
– Toân troïng nhaânphaåm cuûa chính mình cuõng nhö cuûa moïi ngöôøi xung quanh.
b. Danh d
Danh dự là sự coitrọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trịtinh thần, đạo đức của người đó
Khicon người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần,đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó códanh dự
Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con ngườiđối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều chocuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phảiluôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác.Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sứcmạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện  và tránh xa các điều xấu.
Nhaân phaåm vaø danh döï laø hai pham truø ñaïo ñöùckhaùc nhau nhöng laïi coù quan heä laãn nhau. Nhaân phaåm laø giaù trò laømngöôøi, coøn danh döï laø keát quaû cuûa quaù trình xaây döïng vaø baûo veänhaân phaåm.
Moãi con ngöôøi coù danh döï khoâng chæ bieát giöõgìn nhaân phaåm cuûa baûn thaân maø coøn phaûi bieát laøm nhaân phaåm cuûa mìnhñöôïc xaõ hoäi coâng nhaän thoâng qua haønh ñoäng coáng hieán khoâng meät moûicaù nhaân cho xaõ hoäi.
Khi bieát giöõ gìn danh döï cuûa mình, caùc caùnhaân coù ñöôïc moät söùc maïnh tinh thaàn ñeå laøm ñieàu toát vaø khoâng laømñieàu xaáu. Ñoù chính laø yù nghóa quan troïng cuûa danh döï.
Tiền, bạc mất đi có thể tìm lại được nhưng một khi chúng tađánh mất nhân phẩm và danh dự là mất đi phẩm chất và giá trị làm người. Đó làyếu tố tạo nên giá trị của một con người. Vì vậy, chúng ta hãy sống, học tập vàlàm việc cho thật tốt. Sống không có nghĩa là chỉ biết nghĩ cho mình, mà hãy vìngười khác. Bỡi lẽ, chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi biết đem lại niềm vui vàhạnh phúc cho người khác. Đó mới là niềm vui là lẽ sống của cuộc đời.
NGUYỄN THỊ HOA

Read Full Post »

CHO VÀ NHẬN

  • NGUYỄN THỊ HOA – Gv Công dân
Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự định riêng, rồi những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như con người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những việc, những người xung quanh. Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình…
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác.
“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình.
Ý nghĩa của cuộc sống  nằm ngay trong những giá trị  bình thường quanh ta, là tình yêu  của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc  khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.

Read Full Post »

  • NGUYỄN THỊ HOA

(GV CÔNG DÂN)

Trong suốt lịch sử của nhân loại, tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương và thơ ca. Nhà thơ Xuân Diệu đã ví von rằng “Yêu là chết trong lòng một ít”. Tình yêu là ngọn lửa, là ánh sáng, chân lý ẩn sâu trong chúng ta, là suối nguồn không bao giờ cạn. Vậy thực chất của tình yêu là gì?

a. Tình yêu là gì?

Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam lẫn nữa khi đến tuổi trưởng thành. Trong thực tế, biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phong phú. Mỗi mối tình có một biểu hiện, sắc thái riêng. Do đó tình yêu là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, là đề tài muôn thuở của nhân loại.

Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt… làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.

Tình yêu thật sự không phải là cảm xúc, dù nó thường đến cùng những cảm xúc mạnh đến mức làm con người choáng ngợp. Tình yêu không thể kéo dài nếu hai người chỉ có cảm xúc với nhau.
Sự hiểu biết lẫn nhau mới là nền tảng của tình yêu thật sự. Bạn có thể “phải lòng” một chàng trai thậm chí chưa bao giờ nói chuyện. Nhưng để có một tình yêu thật sự, bạn cần phải tìm hiểu về người ấy. Bởi biết về tư cách và cá tính người mình yêu là vô cùng quan trọng.

Yêu, là nhìn thấy ở người đó những điều không hoàn hảo mà vẫn yêu.
Yêu, là muốn mang lại cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất.
Yêu, là không mất trí, vẫn học quên mình, vẫn dành trái tim cho gia đình và bè bạn…
Yêu, là dành thời gian, công sức để tìm hiểu tâm hồn và tính cách của nhau.
Yêu, là dành thời gian và công sức để tìm hiểu và yêu quý những gì mà người con yêu gắn bó.

Yêu, là tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

Yêu, là nếu tranh cãi thì không thường xuyên và cũng không nghiêm trọng.
Yêu, là nếu tranh cãi chỉ giúp hiểu nhau hơn và tình yêu bền vững hơn.
Yêu, là hướng tới một mối quan hệ lâu dài.
Yêu, là khi xa cách, chỉ thấy yêu hơn và gắn bó hơn

Khi một người không còn yêu mình muốn rời xa mình, mình cần hỏi lại bản thân có còn thực sự yêu người đó nữa không, vì có lẽ chính tình yêu không thực của mình làm cho người ấy muốn xa cách mình. Nếu bạn không còn yêu người ấy nữa thì đừng bao giờ vì lòng tự trọng mà không chịu rời xa người ấy. Nếu như bạn vẫn còn yêu người ấy, lẽ đương nhiên bạn sẽ hy vọng người ấy có được một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ, hy vọng người ấy được ở cùng người mình yêu. Ðừng bao giờ ngăn cản, nếu bạn ngăn cản người ấy có được hạnh phúc thật sự của mình nghĩa là bạn không còn yêu người ấy nữa, và cũng chính là đã tự hạ thấp mình vì đã vô tình cho người ấy biết là mình muốn chiếm hữu người ấy. Và nếu như bạn không còn yêu thì bạn lấy tư cách gì để trách người ấy bạc tình. Yêu không phải là chiếm hữu, bạn thích mặt trăng, không thể đem mặt trăng cất vào trong hộp nhưng ánh sáng của mặt trăng lại có thể chiếu sáng vào tận trong phòng bạn. Cũng như bạn yêu một người, bạn vẫn có thể có được người ấy mà không cần chiếm hữu và khiến người yêu trở thành một hồi ức vĩnh hằng trong cuộc sống.

Nếu bạn thật sự yêu một người, phải yêu con người thực của người đó, yêu mặt tốt cũng yêu cả mặt xấu, yêu cái ưu điểm lẫn khuyết điểm, tuyệt đối không nên vì yêu người ấy mà hy vọng người ta trở thành một con người như mình mong muốn, nếu người ấy không được như ý mình thì mình không còn yêu người ấy nữa.
Yêu một người nào đó thật sự không nói ra được nguyên nhân vì sao yêu, bạn chỉ biết rằng, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, tâm trạng tốt hay xấu, vui hay buồn, thì bạn cũng đều mong muốn người ấy ở bên cạnh bạn, và chỉ thế là đủ, không yêu cầu gì hơn…Tình yêu cũng như một loại cây xanh, nếu ta không biết cách chăm sóc dưỡng nuôi, hoặc thừa hoặc thiếu, thì nó sẽ héo tàn và lụn bại.

Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân, tuy nhiên không nên cho rằng đó hoàn toàn là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu luôn mang tính xã hội. Trước hết, tình yêu được bắt nguồn và bị chi phối bỡi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau (mà những quan niệm, kinh nghiệm này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đang sống, vào vị trí xã hội và đặc điểm của thời đại…). Mặc khác, tình yêu luôn luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo cho việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ…Vì thế, xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.

b. Thế nào là một tình yêu chân chính?

Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. Một tình yêu chân chính phải có những biểu hiện cơ bản sau đây:

– Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ, biểu hiện bằng sự mong muốn luôn được gần gũi bên nhau, sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bão…, sự hài hòa về tính cách giữa hai người.

– Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình những nghĩa vụ đối với người mình yêu.

– Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.

– Có lòng vị tha và sự thông cảm.

c. Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên

– Yêu đương quá sớm

– Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi

– Có quan hệ tình dục trước hôn nhân

Read Full Post »

Niềm tin là một phạm trù, nhưng nó lại rất mờ ảo. Ai trong chúng ta cũng có cả, chúng ta hiểu về nó nhưng lại khó định nghĩa về nó. Niềm tin đến trong sự trông đợi, trong những khi bạn thấy mình tuyệt vọng. Niềm tin là nghị lực sống, nhưng có khi niềm tin cũng làm cho con người ta thất vọng về nó.
Vậy thì niềm tin là gì?
Nghĩa là đơn giản là tin vào những gì họ nói, đôi khi không hiểu hết được những điều họ đang nói, đang làm nhưng trong lòng vẫn thuyết phục mình tin vào điều đó bởi vì mình nghĩ là điều đó đúng và đáng tin tưởng.
Khi bạn yêu 1 ai đó bạn sẽ đặt niềm tin vào họ, vì đó là niềm tin, là cuộc sống của mỗi người nhưng đó không phải là lý do khiến bạn tồn tài duy nhất mà đó là 1 phần động lực giúp bạn vượt qua khó khăn, vượt qua thử thách để đi tìm 2 từ ” hạnh phúc” thật sư của bản thân mình. Sống là không chờ đợi, là sự đấu tranh để sinh tồn để tìm kiếm, vì vậy niềm tin cũng thế. Bạn có thể mất niềm tin vào 1 thứ nhưng không thể mất niềm tin vào tất cả mọi thứ.
Nếu 1 lúc nào đó niềm tin của bạn bị sup đổ, bạn mất niềm tin vào 1 điều mà bạn rất tin tưởng thì mọi thứ với bạn sẽ trở nên rất tồi tệ, và như chẳng còn ý nghĩa gì với bạn cả, đôi khi mọi thứ chỉ hình thành khi bạn đặt niềm tin vào nó, mỗi người có niềm tin và họ dựa vào đó để sống, cái tạo ra niềm tin không phải bắt nguồn từ người khác mà do chính bản thân và ý chí của bạn, vì chỉ có bạn mới hiểu được bạn cần cái gì vì cái gì bạn tin tưởng.
Mỗi người đôi khi chỉ vịn vào niềm tin duy nhất để bước đi, bởi vì họ không biết cũng như cảm thấy không có gì đáng tin hơn điều này cho nên dốc hết sức mình để tin tưởng vào nó, làm thế để làm gì khi biết sai cũng tin, biết là đang đi sai đường nhưng vẫn cố vùng quẫy, than trách. Cuộc sống có rất nhiều điều nó không chỉ gói gọn trong bất cứ khái niệm nào hay từ nào cả, mà nó là cả 1 thế giới bao la, chỉ cần bạn có lòng tin bạn sẽ làm lại được, bạn có thể 1 lần nữa đứng dậy, hô to 1 cách tự hào rằng bạn đã vấp ngã đấy đau đấy nhưng điều đó sẽ giúp bạn tin tưởng hơn vào chính bản thân mình giúp bạn thấm thía nỗi đau của mình, và sẽ biết suy nghĩ đắn đo khi người khác hỏi bạn ” có nên tin hay không ? ” bạn sẽ lưỡng lự giữa sự tin và không tin, sau 1 hồi suy nghĩ bạn sẽ tìm được câu trả lời tuy có chậm 1 chút, nhưng điều đó cũng giúp bạn giúp bạn không quên bạn đã từng té như thế nào, giúp bạn không quên bạn đã đau như thế nào và làm thế nào để có thể đứng dậy được không phải là bạn không thể có lại niềm tin mà chính bạn có muốn tin và có dám tin hay không? Nếu có thì bạn sẽ vượt qua được thôi.
Niềm tin của cuộc sống là điều gì đó khi bạn vấp ngã, thất bại và chán nản, khi nghĩ đến nó bạn sẽ mạnh mẽ đứng lên và đi tiếp.
Bạn hãy đón nhận mọi sự việc bằng sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật. Đừng trốn chạy mà hãy biết phân tích đúng với bản chất những gì đang diễn ra, hãy tự tin vượt qua nó. Bạn đừng bao giờ bỏ cuộc với cảm giác không còn lối thoát trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Bạn hãy chấp nhận và tha thứ. Đừng cố gắn bới móc lỗi lầm của người khác, hãy biết tha thứ nhưng nên nghiêm khắc nhìn lại mình. Đừng ngại mở lòng với tình yêu vì chỉ có tình cảm thật sự mới giúp cho chúng ta tìm được chính mình.
Bạn đừng ngại đối diện với nỗi buồn, sự thất vọng và cô đơn – đôi khi sự cô đơn thực sự sẽ giúp bạn hiểu và chiêm nghiệm được nhiều điều bổ ích, sâu sắc, đừng đắm chìm triền miên trong sự than trách yếu đuối. Bạn hãy bắt tay vào công việc mà bạn yêu thích ngay cả lúc bạn chán nản nhất và không muốn làm việc, vì chỉ có công việc thực sự mới đem lại cho bạn niềm vui và tin vào cuộc sống. “Mất tiền thì bạn có thể làm ra tiền – mất sức khỏe bạn có thể tìm lại được sức khỏe của mình – còn mất danh dự bạn vẫn có thể khôi phục được danh dự nếu bạn có niềm tin và thời gian – mất niềm tin bạn vẫn có thể tìm lại niềm tin bằng sự cố gắng, nghị lực và tình cảm con người – và chỉ khi bạn thôi không cố gắn nữa hay buông xuôi bạn mới có khả năng mất tất cả. Mất danh dự là mất 1 nửa, mất niềm tin là mất hết.”.
Thước đo cho sự thành công hay giá trị của con người không phải là những giá trị vật chất hay danh vọng. Những giá trị tinh thần và niềm tin mới có giá trị lâu dài. Hãy luôn hướng về phía trước – đừng quay đầu lại. Hạnh phúc là cảm giác thực trên từng chặn đường đi chứ không phải chỉ cảm giác tới đích.
Bất cứ ai sử dụng máy tính cá nhân đều biết đến cái tên “Microsoft”. Nhưng điều ít người biết đến Bill Gates, người đồng sáng lập công ty này, không chỉ là một thiên tài gặp may, mà là một con người đã biết tự tạo ra kinh nghiệm để hỗ trợ niềm tin của mình. Khi biết rằng công ty Albuquerque đang khai triển một thứ gọi là “máy tính cá nhân” cần đến phần mềm BASIC, Bill Gates đến gặp họ và hứa bán cho họ phần mềm, mặc dù vào lúc đó ông chưa hề có thứ phần mềm này.
Đã hứa, ông phải kiếm cách thực hiện. Thiên tài đích thực của ông là ở khả năng tự tạo ra niềm tin chắc chắn. Có rất nhiều người cũng thông minh như ông, nhưng ông biết sử dụng niềm tin để khai thông nguồn năng lực của mình và chỉ trong ít tuần lễ, ông cùng một đối tác đã viết ra một ngôn ngữ để biến máy tính cá nhân thành hiện thực. Bằng việc quyết tâm và tìm ra lối đi, Bill Gates đã khởi động ngày hôm đó một chuỗi những sự kiện sẽ làm thay đổi toàn diện lề lối kinh doanh của người ta và đã trở thành tỷ phú khi mới 30 tuổi. Niềm tin mang lại sức mạnh!
Hay bạn có biết câu chuyện chạy một dặm trong 4 phút không? Từ trước tới nay, người ta vẫn tin là không ai có thể chạy một dặm mà chỉ mất 4 phút thôi. Thế mà vào năm 1954, Roger Bannister đã phá vỡ sự tin tưởng vững chắc ấy. Anh quyết tâm thực hiện bằng được “điều không thể” ấy, không những bằng việc luyện tập thể dục, mà còn bằng việc không ngừng lặp lại trong trí mình rằng mình có thể làm được việc này, khiến hệ thần kinh của anh đã hình thành một mệnh lệnh bắt buộc anh đạt cho bằng được kết quả.
Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra khía cạnh vĩ đại nhất của thành công này lại chính là những gì anh đạt được cho người khác. Hầu như không ai dám nghĩ là có thể đạt kỷ lục chạy 4 phút một dặm, thế mà chỉ trong vòng một năm sau khi Roger phá kỷ lục, 37 vận động viên khác cũng đã phá kỷ lục này. Kinh nghiệm của anh đã cống hiến cho họ mẫu gương đủ vững vàng để tạo nên nơi họ niềm tin chắc chắn rằng chính họ cũng có khả năng làm”điều không thể”. Và một năm sau đó nữa, 300 vận động viên khác đã đạt cùng một thành tích như thế!
“Niềm tin nào trở thành chân lý cho tôi là niềm tin cho phép tôi sử dụng hết sức lực của mình, dồn hết năng lực của mình vào hành động”
Chỉ thực sự tin tưởng vào những gì bạn sẽ đạt được bạn mới có thể vững bước trên con đường của mình, dẫu sao bạn đã đi là bạn đã tin vậy tại sao lại dừng lại khi bạn đang dần đi tìm được hạnh phúc không có gì là thực sự dễ dàng bỡi vì cái gì cũng có cái giá của nó cả. Cho đi để nhận lại sống để nếm trải, để vấp ngã để đấu tranh và sinh tồn với số phận của mình dù có bị đánh gục cũng không nản lòng chỉ có như thế mới có thể biết được cái gì là ” hạnh phúc”, hãy bước những bước dẫu là rất chậm còn hơn là đứng yên nhìn người khác vượt qua mình điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả chỉ có bước ra khỏi nỗi đau quá khứ thì bản thân mới tìm đến tương lai và sẽ tìm được hạnh phúc.
Ngay cả lúc thất vọng nhất, hãy luôn nghĩ về những điều bạn từng ước mơ, hãy mạnh dạn và hãy tự tin, trầm tĩnh, vững vàng. Hãy đi những con đường mà bạn đã suy nghĩ là đúng dù có thể chưa ai đi.
Đừng quá tự dằn vặt hay nuối tiếc những gì đã qua, về những gì mà chúng ta đã làm. Không vấp ngã trong cuộc sống là một điều tốt, nhưng vấp ngã mà đứng dậy đi vững vàng thì là một điều tốt hơn. Cuộc đời ai cũng có lần vấp ngã – sau mỗi lần vấp ngã, sai lầm người ta sẽ có được kinh nghiệm sống quí giá hơn. Bạn nên học hỏi từ người khác nhưng đừng lấy người khác làm thước đo giá trị của mình. Đừng mong muốn mọi người hiểu mình, chỉ cần chính bạn hay một người khác hiểu bạn là đủ rồi. Hãy sống thật với cảm xúc của chính mình, những giọt nước mắt, những lời chân thật từ trái tim trong một lúc nào đó sẽ giúp bạn vơi nhẹ nỗi buồn xúc cảm tổn thương. Hãy trầm tĩnh và bao dung với những người đã từng gây ra nỗi đau cho bạn.
Chẳng có gì đáng để lo sợ vì chúng ta chẳng có gì để mất. Tất cả những gì người khác có thể cướp đi từ bạn đều chẳng đáng giá gì. Tại sao bạn phải lo sợ, hoài nghi, do dự? Bạn phải là chính bạn, là sự tự do không giới hạn, trải nghiệm và sống thật sự. Có quá nhiều người đánh mất chính mình để làm hài lòng người khác. Thách thức của cuộc sống là tận hưởng mọi thứ mà không lệ thuộc vào bất cứ điều gì.
“Bạn sống đôi khi không vì cái gì cả
Khi bạn sống trong chờ mong: thì đó là hy vọng
Khi bạn sống có mục đích, có sự  hy sinh và niềm hy vọng. Đó là niềm tin
Hãy sống với niềm tin từ trong trái tim mình, dù cuộc đời có muôn nghìn cay đắng”.
Cuộc đời con người chúng ta ngắn ngủi lắm các bạn à. Có thể hôm qua là quá khứ, hôm nay là hiện tại, ngày mai vẫn còn là bí ẩn. Vậy tại sao chúng ta không sống hết mình cho ngày hôm nay?
Mỗi ngày sẽ là một ngày mới tốt lành và bất ngờ nhất sẽ đến cùng với cố gắn của mình. Những gì đã qua sẽ trở thành vốn sống của bạn. Cuộc sống không có điều gì mất đi mà không mang đến cho ai điều mới mẻ, bổ ích hơn. Nếu bạn chưa tìm được thì hãy suy nghĩ sâu sắc, tĩnh lặng để nhận ra điều đó và đừng lãng phí thời gian một khi bạn đã hiểu. Những gì bạn cho đi hôm nay từ trái tim chắc chắn bạn sẽ nhận lại được từ trái tim – ngày mai hoặc sau này. Đừng chỉ cầu mong, mơ ước không mà hãy hành động. Hãy sống giản dị, chân thành và thật lòng. Cuộc đời này luôn có luật nhân quả, sẽ luôn công bằng, có trước có sau với tất cả mọi người, với nhũng gì bạn đang thực lòng suy nghĩ, đang làm và hướng đến hôm nay. Chính bạn mới là người hiểu rõ được những gì bạn có thể làm được và nên làm. Bạn hãy tin vào điều kỳ diệu và phép nhiệm màu của tâm hồn con người, của cuộc sống – và nhất là tin vào chính bạn.
Niềm tin giúp chúng ta khơi nguồn những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong con người, tạo ra và định hướng cho những nguồn năng lực ấy giúp thực hiện những mục tiêu mong muốn.
Niềm tin mở cánh cửa đến với tinh hoa. Khi tin điều gì là chân lý, bạn thật sự có trạng thái tin tưởng hoàn toàn vào điều bạn cho là đúng. Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngược lại, niềm tin bị giới hạn cũng sẽ hủy hoại hành động. Niềm tin mang lại tâm trạng tràn đầy sức sống sẽ khiến con người mạnh mẽ hẳn lên.
“Niềm tin là niềm tin!
Có thể đánh mất tất cả nhưng đừng đánh mất niềm tin…”
NGUYỄN THỊ HOA
(GV GD Công dân)

Read Full Post »

Kĩ thuật 6 chiếc nón tư duy (Six thinking hats) hiện nay được vận dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó, có thể áp dụng vào dạy học bộ môn Văn rất hiệu quả. Xin giới thiệu tài liệu song ngữ biên tập lại từ file PDF để mọi người cùng tham khảo!

Kỹ thuật “6 chiếc nón tư duy” (6 Thinking Hats) là một kỹ thuật mạnh mẽ và độc đáo được Edward de Bono phát triển vào năm 1985. Kỹ thuật này nhằm hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. 
   Để có thể tập trung mọi suy nghĩ của mọi người vào cùng một khía cạnh của vấn đề, Edward de Bobo đã đưa ra một phương pháp ẩn dụ thông qua 6 chiếc nón với 6 màu khác nhau: trắng, đỏ, vàng, đen, xanh lá cây và xanh da trời. Lưu ý rằng, 6 chiếc nón này chỉ là một cách thức tượng trưng, không cần phải có 6 cái nón thật khi tiến hành kỹ thuật này. Ý nghĩa của 6 chiếc nón với 6 màu khác nhau này được trình bày bên dưới:
Nón trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc nón trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
-Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
-Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
-Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào? 
Nón đỏ: mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng,  sự ấm áp. Khi tưởng tượng đang đội chiếc nón đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các cảm giác, không cần giải thích.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
-Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
-Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
-Tôi thích hay không thích vấn đề này?  
Nón vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích, vàng 9999. Người đội nón vàng sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án. 
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
-Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
-Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
-Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?
Nón đen: Hãy liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại. Vai trò của chiếc nón đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chiếc nón đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc nón đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
Nón xanh lá cây: Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển. Chiếc nón xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Trong giai đoạn đội nón này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?
Nón xanh da trời: Hãy nghĩ đến bầu trời xanh lồng lộng, sự bao quát. Chiếc nón xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác- tổ chức tư duy. Nón xanh da trời sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. Đây là chiếc nón của người lãnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận. Vai trò của người đội nón xanh da trời là:
– Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)
– Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người đội nón xanh da trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”. 
      – Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?)
   Chúng ta thấy rằng, với kỹ thuật 6 chiếc nón tư duy, mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn do đó sẽ không xảy ra xung đột do những quan điểm khác nhau. Ngoài ra, một vấn đề sẽ được xem xét từ nhiều khía cạnh trước khi được quyết định, điều này sẽ giúp chúng ta có các quyết định hiệu quả và đúng đắn. 
   Sáu chiếc nón tư duy có nhiều ứng dụng cụ thể:
  -Đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp.
   -Tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm.
   -Cải tiến sản phẩm và quá trình và Quản lý dự án.
   -Tư duy phân tích, Giải quyết vấn đề, và Ra quyết định. 
   Kỹ thuật 6 chiếc nón tư duy đã được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và trong nhiều công ty lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, giáo dục, quản lý,… Ngày nay, hàng trăm ngàn người đã được đào tạo kỹ thuật Six Thinking Hats® và các tổ chức như Prudential Insurance, IBM, Federal Express, British Airways, Polaroid, Pepsico, DuPont, và Nippon Telephone and Telegraph cũng sử dụng Six Thinking Hats®.
Six Thinking Hats
Looking at a Decision From All Points of View
 
‘Six Thinking Hats’ is a powerful technique that helps you look at important  decisions from a number of different perspectives. It helps you make better decisions by forcing you to move outside your habitual ways of thinking. As such, it helps you understand the
full complexity of the decision, and spot issues and opportunities to which you might otherwise be blind.
This tool was created by Edward de Bono in his book ‘6 Thinking Hats’.
Many successful people think from a very rational, positive viewpoint. This is part of the reason that they are successful. Often, though, they may fail to look at a problem from an emotional, intuitive, creative or negative viewpoint. This can mean that  they underestimate resistance to plans, fail to make creative leaps and do not make essential contingency plans.
Similarly, pessimists may be excessively defensive, and more emotional people may fail to look at decisions calmly and rationally.
If you look at a problem with the ‘Six  Thinking Hats’ technique, then you will solve it using all approaches. Your decisions and plans will mix ambition, skill in execution, sensitivity, creativity and good contingency planning.
 
How to Use the Tool:
You can use the Six Thinking Hats technique in meetings or on your own. In meetings it has the benefit of blocking the confrontations that happen when people with different thinking styles discuss the same problem.
Each ‘Thinking Hat’ is a different style of thinking. These are explained below:
  White Hat:
With this thinking hat you focus on  the data available. Look at the information you have, and see what you can learn from it. Look for gaps in your knowledge, and either try to fill them or take account of them.
This is where you analyze past trends, and try to extrapolate from historical data.
  Red Hat:
‘Wearing’ the red hat, you look at problems using intuition, gut reaction, and emotion. Also try to think how other people will react emotionally. Try to understand the responses of people who do not  fully know your reasoning.
  Black Hat:
Using black hat thinking, look at all the bad points of the decision. Look at it cautiously and defensively. Try to  see why it might not work. This is important because it highlights the weak points in a plan. It allows you to eliminate them, alter them, or prepare contingency plans to counter them. 
 
Black Hat thinking helps to make your plans ‘tougher’ and more resilient. It can also help you to spot fatal flaws and risks before you embark on a course of action. Black Hat thinking is one of the real benefits of this technique, as many successful people get so used to thinking positively that often they cannot see problems in  advance. This leaves them under-prepared for difficulties.
  Yellow Hat:
The yellow hat helps you to think positively. It is the optimistic viewpoint that helps you to see all the benefits of the decision and the value in it. Yellow Hat thinking helps you to keep going when everything looks gloomy and difficult.
  Green Hat:
The Green Hat stands for creativity. This is where you can develop creative solutions to a problem. It is a freewheeling way of thinking, in which there is little criticism of ideas. A whole range of  creativity tools can help you here.
  Blue Hat:
The Blue Hat stands for process control. This is the  hat worn by people chairing meetings. When running into difficulties because ideas are running dry, they may direct activity into Green Hat thinking. When contingency plans are needed, they will ask for Black Hat thinking, etc.
A variant of this technique  is to look at problems from the point of view of different professionals (e.g. doctors, architects, sales directors, etc.) or different customers.
Download our free Six Thinking Hats worksheet, and use it next time you are preparing for a meeting where a decision or course of action will be discussed.
Example:
The directors of a property company are looking at whether they should construct a new office building. The economy is doing well, and the amount of vacant office space is reducing sharply. As part of their decision they decide to use the 6 Thinking Hats technique during a planning meeting.
 
Looking at the problem with the White Hat, they analyze the data they have. They examine the trend in vacant  office space, which shows a sharp reduction. They anticipate that by the time the office block would be completed, that there will be a severe shortage of office space. Current government projections show steady economic growth for at least the construction period.
With Red Hat thinking, some of the directors think the proposed building looks quite ugly. While it would be highly cost-effective, they worry that people would not like to work in it.
 
When they think with the Black Hat, they worry that government projections may be wrong. The economy may be about to enter a ‘cyclical downturn’, in which case the office building may be empty for a long time.
 
If the building is not attractive, then companies will choose to work in another better-looking building at the same rent.
 
With the Yellow Hat, however, if the economy holds up and their projections are correct, the company stands to make a great deal of money.
 
If they are lucky, maybe they could sell the building before the next downturn, or rent to
tenants on long-term leases that will last through any recession.
With Green Hat thinking they consider whether they should change the design to make the building more pleasant. Perhaps  they could build prestige offices that people would want to rent in any economic climate. Alternatively, maybe they should invest the money in the short term to buy up property at a low cost when a recession comes.
The Blue Hat has been used by the meeting’s Chair to move between the different thinking styles. He or she may have needed to keep other members of the team from switching styles, or from criticizing other peoples’ points.
 
It is well worth reading Edward de Bono’s book  6 Thinking Hats for more information on this technique.
Key points: 
Six Thinking Hats is a good technique for looking at the effects of a decision from a number of different points of view.
 
It allows necessary emotion and skepticism to be brought into what would otherwise be purely rational decisions. It opens up the opportunity for creativity within Decision Making. The technique also helps, for example, persistently pessimistic people to be positive and creative.
 

Plans developed using the ‘6 Thinking Hats’ technique will be sounder and more resilient than would otherwise be the case. It may also help you to avoid public relations mistakes, and spot good reasons not to follow a course of action before you have committed to it.

Read Full Post »

Older Posts »