Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘NLXH’ Category


MỘT SỐ BÀI VIẾT VÀ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DO THẦY TRẦN HÀ NAM BIÊN SOẠN
https://docs.google.com/document/d/1QBefchU0BSqjCZR-bMGmZbRmogdowa8LL1U060bHWvg/edit

Read Full Post »

TÌNH BẠN

  • NGUYỄN THỊ HOA (GV CÔNG DÂN)
Có ai đó từng nói rằng: trong cuộc đời của mỗi chúng ta, sự giàu có không phải ở chỗ bạn có bao nhiêu tiền mà ở chỗ bạn có được bao nhiêu người bạn tốt. Trên đời này không có cái nghèo nào bằng nghèo về tình bạn. Tình bạn là món quà vô giá mà thượng đế bạn tặng cho mỗi con người chúng ta. Tình bạn là cái không thể bán không thể mua mà có được, giá trị của tình bạn còn tuyệt hơn một núi vàng rất nhiều. Bởi vì vàng là một vật vô tri, vô giác, không biết nhìn cũng không có đôi tai để lắng nghe những tâm sự vui, buồn của chúng ta được, không có trái tim để thấu hiểu và không có được một bờ vai để chúng ta làm điểm tựa tinh thần.Vàng không thể đem lại cho bạn bình yên hoặc sự trở che khi bạn cần. “Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín” (A. Manzoni).
“Bạn” không phải là một từ có thể dành cho bất cứ ai ta quen biết trong cuộc sống. Bỡi lẽ trong cuộc đời của mỗi chúng ta thông qua các mối quan hệ khác nhau: học tập, công việc, hàng xóm… có rất nhiều bạn nhưng trong số đó chúng ta hãy cố gắng tìm ra đâu là người bạn thật sự của mình. Chỉ những người biết hi sinh, biết chia sẻ, biết nhường nhịn, biết yêu thương cả điều hay lẫn điều dở của bạn mình, biết có mặt khi ta cần đến, biết lắng nghe những điều đôi khi ta không thể thổ lộ với ai, biết đỡ ta đứng dậy sau khi vấp ngã, biết kiên quyết chỉ ra sai lầm của ta… đó mới là một người bạn thật sự. Và đó là một tài sản quí giá nhất trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta nên phải nâng niu, trân trọng, đừng bao giờ đánh đổi nó lấy bất cứ điều gì khác. ” Dưới ánh mặt trời, thứ lấp lánh và tỏa sáng không phải là kim cương mà chính là tình bạn thật sự”. Vậy thế nào là một người bạn thật sự?
Một người bạn thực sự sẽ là người có thể làm cho bạn cười ngặt nghẽo đến nỗi bạn không thể dừng lại được, là người làm cho bạn tin rằng thế giới này thật sự tốt đẹp, là người đã ngồi hàng giờ để thuyết phục bạn rằng thực sự cuộc đời vẫn chưa đóng lại với bạn và nó đang chờ bạn mở ra. Và khi bạn ngã qụy, thế giới quanh bạn dường như quá đen tối, trống rỗng thì người bạn ấy sẽ nâng bạn lên và lấp đầy những chỗ trống ấy. Người bạn ấy sẽ nắm lấy tay bạn và nói với bạn rằng: “ mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi”. Người bạn ấy có thể dắt bạn qua những phút giây khó khăn của cuộc sống lúc buồn và cả những lúc mệt nhoài .
Bạn bè là người mà khi ở cạnh họ bạn cảm thấy rất an toàn, bởi lẽ: bạn biết chắc chắn họ quan tâm đến bạn và khi bạn gặp vấn đề thì họ sẽ luôn có mặt để lắng nghe bạn. Người ấy sẽ goi điện cho bạn mà chẳng cần lý do nào, đơn giản chỉ vị họ muốn biết cuộc sống hiện tại của bạn như thế nào dù họ có ở cách xa bạn hàng trăm kilômét.
Một người bạn là người ngăn bạn đừng phạm sai lầm và giúp bạn nếu như bạn chẳng may sai sót. Và một người bạn sẽ luôn ở bên cạnh bạn. Họ nắm lấy bàn tay của bạn, họ dõi theo cuộc sống của bạn ngay khi bạn ở rất xa, dõi theo bạn không chỉ bằng mắt mà còn bằng cả trái tim nữa. Họ là người luôn gắn bó và ủng hộ bạn. Họ nắm lấy tay bạn để tiếp thêm cho bạn niềm tin và sức mạnh. Họ dõi theo từng bước của bạn trên cuộc đời này và ngược lại bạn cũng dõi theo cuộc sống của họ. Cuộc sống của bạn không còn như cũ nữa nếu như không có những người bạn ấy nữa.

Tuy nhiên để có được một tình bạn như vậy thì tôi nghĩ rằng: bản thân chúng ta phải là một người bạn thật sự của họ. Bởi, cuộc sống này sẽ không có cái gì chỉ có “nhận” mà không “cho” đi bao giờ. Sống không chỉ để “nhận” từ người khác mà còn phải biết “cho” đi, nhưng khi ta “cho” đi không có nghĩa là mong “nhận” lại, mong người khác phải đền đáp công ơn của mình bỡi sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác. “ Chẳng phải tốn nhiều công sức mới làm cho người ta hạnh phúc. Chỉ là một cử chỉ nếu bạn biết cách; chỉ là một lời nói thích hợp. Chỉ là sự điều chỉnh nho nhỏ trong một cái chốt, cái vít hay một con ốc trong cỗ máy tâm hồn tinh xảo của bạn” (Frank Crane). Và nếu bạn đã tìm thấy một người bạn như thế, bạn đã cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ bởi vì bạn không còn lo âu, bạn đã có một tình bạn mãi mãi trong cuộc đời và nó sẽ không bao giờ kết thúc. 


Read Full Post »

ĐỀ VĂN TỰ CHỌN

Từ các bài viết định hướng kiến thức chuẩn môn Công dân, vận dụng kiến thức viết các bài Nghị luận xã hội
I. Suy nghĩ về các tục ngữ, ngạn ngữ, châm ngôn sau đây:
1. “Bạn cười thì mọi người cười với bạn. Bạn khóc thì chỉ khóc một mình”
2. “Con hát mẹ khen hay!”
3. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”
4. “Đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại!”
II. Đọc các câu chuyện sau đây và nêu suy nghĩ của bản thân:
1. http://yume.vn/tannew1012/article/gia-tri-song-dep-va-suy-nghi-dep-cua-gioi-tre-bao-dong-sos.35D26839.html
2. http://yume.vn/news/giai-tri/nguoi-noi-tieng/sao-viet-mot-khoe-cua.35A972C8.html
3. http://yume.vn/news/giai-tri/hau-truong/thu-cau-cuu-cua-quynh-anh-talent-thoi-bung-tranh-cai.35A972CA.html

Read Full Post »

  • NGUYỄN THỊ HOA

1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên (tất yếu) là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải sảy ra như thế chứ không thể khác được
Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngầu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện như thế khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên (tất yếu) và ngẫu nhiên
a. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Trong quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có cái tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm.
Ví dụ
Cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng của phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh hoặc chậm, mức độ sâu sắc của phong trào đạt được như thế nào…
b. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần tuý cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên, như Ph.Ăngghen nhận xét: sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện.
Ví dụ
Sự xuất hiện lãnh tụ của giai cấp vô sản có quan điểm duy vật về lịch sử giữa thế kỉ XIX là nhu cầu tất yếu của sự phát triển của thực tiễn xã hội. Nhưng người đầu tiên đó là C.Mác và PH. Ănghen lại là điều ngẫu nhiên.
Như vậy ở đây cái tất yếu như là khuynh hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần tuý, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần tuý mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất yếu.
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hoá thành ngẫu nhiên và ngược lại.
Ví dụ
Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thuỷ lúc đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.
Sự chuyển hoá giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó là cái tất yếu. Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
c. Ý nghĩa
Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định sảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể sảy ra, có thể không. Do vậy trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên. Vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc.
Vì cái ngẫu nhiên không tồn tại thuần tuý mà bộc lộ va vô vàng cái ngẫu nhiên. Do vậy, muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên. Vì không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái chung tất yếu.
Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hoá thành cái tất nhiên. Do vậy trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu hướng phát triển của sự vật.

Read Full Post »

1. Phạm trù đạo đức học
Phạm trù đạo đức học là nhữngkhái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện vànhững quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiệnthực:
+ Phạm trù đạo đức học không chỉbao hàm những nội dung là thông tin về bản thân nó (nội dung thông báo) mà cònmang nội dung đánh giá. Nghĩa là phạm trù đạo đức học còn đưa lại cho chúng tamột hệ tiêu chuẩn giá trị phù hợp với thời đại và cả những quan điểm, tư tưởng,thái độ của con người đối với thế giới xung quanh họ.
+ Phạm trù đạo đức học mang tínhphân cực: Nghĩa là mọi vấn đề thuộc về đạo đức xã hội luôn được đánh giá mộtcách rõ ràng: khẳng định hoặc phủ định. Chính vì điều này mà các phạm trù đạođức học luôn có phạm trù đối lập. Chẳng hạn, phạm trù hạnh phúc có phạm trù đốilập là bất hạnh, đối lập với phạm trù lương tâm là vô lương tâm…Tuy nhiên,trong đạo đức học thường nhấn mạnh phạm trù tích cực.
+ Phạm trù đạo đức học có sự kếthợp giữa tính khách quan và tính chủ quan. Tính khách quan thể hiện sự phản ánhcác quan hệ xã hội và hành vi của con người và tính chủ quan thể hiện ở nhữngcảm xúc, trách nhiệm, lựa chọn và sự đánh giá của từng cá nhâ, nhóm người… vàtrên thực tế, các quan niệm về đạo đức thay đổi qua các thời đại khác nhau vàcác giai cấp khác nhau.
                        Phạm trù đạo đức học bao hàm những kháiniệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản, những phương tiện và nhữngquan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.Đạo đức học bao gồm những phạm trù cơ bản như nghĩa vụ, lương tâm, danh dự,nhân phẩm, hạnh phúc. Nhưng trong phạm vi của bài này tôi chỉ phân tích rõ nộidung của một phạm trù của đạo đạo dức học mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất là phạmtrù lương tâm.
Phạm trù lương tâm : các nhà đạo đức học đềuthống nhất với nhau rằng lương tâm là đặc trưng của đời sống cá nhân, là phạmtrù có tính phổ biến làm nên đạo đức của con người. Lương tâm được bắt nguồn từsự nhận thức nghĩa vụ đạo đức của con người và được quy định bỡi hoạt động củacá nhân trong những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể.
a. Lương tâm là gì?
Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tựxem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, vớixã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điều chỉnh hànhvi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức… Đó là lương tâm.
Xu hướng tiêu biểu của con người là hành động hướng thiện,mong muốn làm điều thiện và tự đ1nh giá, phán xử hành vi của mình. Có được nhữngđiều đó là nhờ có lương tâm. Lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong,nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm màđạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. lương tâm giúp con người hối cải vàđiều chỉnh lỗi lầm. Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàncảnh nào cũng giữ được nhân cách tốt đẹp của mình. Do đó lương tâm hướng conngười đến những điều tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái ác. Nếu người không cólương tâm thì họ không thể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẳnsàng làm điều ác, tàn bạo.
Vậy lương tâm là gì?
“Lương” là tốt lành.
“Tâm” là lòng.
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điềuchỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xãhội
b. Một số quan niệm về phạm trù lương tâm trong lịch sử
Một số quan niệm vềlương tâm của đạo đức học của các nhà triết học trước Mác
– Platon: lương tâm là sự mách bảo của thần linh thượng đếdo đó nó tồn tại vĩnh viễn.
– Locko: lương tâm là khả năng khống chế những dục vọng củamình, và tuân theo sự hướng dẫn tuyệt đối của lý trí.
– Kant: lương tâm là sự thao thức của tinh thần, gắn với conngười như là bẩm sinh.
– Heghen: lương tâm là sản phẩm của tinh thần, là ý thứcđược điều thiện và lẽ công bằng.
Nhìn chung, các nhà đạo đức học trước Mác đều khẳng địnhlương tâm là một phạm trù của đạo đức học, là yếu tố cấu thành đạo đức nhưng lýgiải về lương tâm chưa khoa học.
Quan niệm về lương tâmcủa đạo đức học Mác
Lương tâm là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức cá nhânvề sự tự đánh giá hành vi và cách cư xử của mình trong đời sống xã hội, hoặclương tâm là năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của tình cảm đạo đức.
Lương tâm được xem như một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện ranhư thước đo mức độ trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội.
Lương tâm vừa là ý thức vừa là tình cảm con người, càng cóthiện tâm, thiện ý và càng hành động tốt bao nhiêu thì lương tâm càng yên ổnbấy nhiêu và ngược lại. Do đó, lương tâm là ngọn nguồn của hạnh phúc.
c. Nguồn gốc của lương tâm
Sự hình thành lương tâm là một quá trình phát triển lâu dàitừ ý thức đến tình cảm đạo đức:
– Con người ý thức được cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trướcngười khác và trước dư luận xã hội.
– Con người ý thức được cái cần phải làm nếu không làm thìkhông chỉ sợ người khác và xã hội chê cười mà cơ bản là tự xấu hổ với chínhmình, đạt tới trình độ tự xấu hổ sẽ làm xuất hiện lương tâm.
– Lương tâm xuất hiện khi ý thức, tình cảm, trách nhiệmtrước điều thiện và lẽ công bằng. Do đó lương tâm có thể xuất hiện từ lúc bắtđầu dự kiến hành vi cho đến khi kết thúc hành vi. Nhưng sự thức tỉnh của lươngtâm tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.
– Sự hình thành cảm xúc lương tâm gắn liền với nhận thức conngười về lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc của con người, đặc biệt là với ý thức nghĩavụ đạo đức. nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm trước xã hội và người khác,còn lương tâm là ý thức trách nhiệm trước bản thân mình. Có thể xem ý thứcnghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm của con người.
Lương tâm luôn tồn tại ở 2 trạngthái
Khi thực hiệnnhững hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cánhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của lương tâm.
Khi cá nhân có các hành vi sailầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạngthía cắn rứt lương tâm.
Lương tâm dùtồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng tháithanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huyđược tính tichs cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúpcá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cánhân làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứtlương tâm thì bị coi là vô lương tâm.
Lương tâm làđặc trưng của cá nhân nên nó có tính chủ quan nghĩa là lương tâm phụ thuộc bởinăng lực, khả năng, tình cảm và trí tuệ của mỗi con người. Nhưng lương tâm còncó tính chất giai cấp tức là do lập trường quan điểm giai cấp chi phối ý thức đạođức và tình cảm đạo đức đồng thời lương tâm còn có tính nhân loại phổ biến đólà sự công bằng và các giá trị phổ quát…
d. Vai trò của lương tâm trong sự điều chỉnh hành vi đạo đức của cánhân
Lương tâm trong sạch khi hành viphù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhận, tức ý thức được sự lươngthiện của mình và tạo ra cảm giác vững tâm về nhân phẩm, danh dự, tạo ra sựthanh thản cho tâm hồn.
Nếu cảm giác lương tâm khôngtrong sạch khi chủ thể hành động không đúng chuẩn mực đã được công nhận, dẫnđến cảm giác lương tâm không trong sạch chính là sự cắn rứt lương tâm. Tình cảmlương tâm là sự hài hòa giữa khát vọng hạnh phúc và tận tâm với nghĩa vụ. Thựchiện nghĩa vụ một cách trung thực là ngọn nguồn cơ bản của niềm vui hạnh phúccủa con người. Nếu lương tâm cắn rứt dằn vật thì bất hạnh sẽ lớn hơn nhiều.
Kant cho rằng sự tự đánh giá củalương tâm như là sự xét xử trước tòa. Màn kịch nội tâm là đấu tranh giữa nhânvật hành động và nhân vật phán xử. Ngược lại, kẻ nào  có năng lực tự đánh giá hành vi, kìm chế hànhvi vì lợi ích của mình chà đạp lên tất cả đó là những kẻ vô lương.
Sự hình thành lương tâm phải làmột quá trình phấn đấu rèn luyện bền bỉ, lâu dài. lương tâm hết sức nhạy cảm,tinh tế và thường trực giúp con người cảm nhận nên gọi là giác quan thứ 6.Người ta cho rằng lương tâm thường không mắc sai lầm, nhưng tiếng nói của nónhiều khi lại hết sức yếu ớt đến nổi con người có thể dập tắt nó không khókhăn. Vì vậy, vấn đề rèn luyện, giáo dục lương tâm phải là công việc thườngxuyên cho suốt cả cuộc đời.

Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phảiý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiện tại vàtương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệgiữa các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định giới hạnnhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định này tựgiác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn mựchoàn toàn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các quan hệ xãhội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã hội.

NGUYỄN THỊ HOA

Read Full Post »

1. Nhân phẩm và danhdự
Nhân phẩm và danh dự là hai phạmtrù đạo đức học khác nhau nhưng lại có quan hệ quy định lẫn nhau. Nhân phẩm làgiá trị làm người của mỗi cá nhân. Nhân phẩm không chỉ phụ thuộc vào mỗi cánhân mà còn phụ thuộc vào quan niệm của từng xã hội, giai cấp khác nhau. Danhdự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của các cá nhân, vì lẽđó, một con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân màcòn phải biết làm cho nhân phẩm của mình được xã hội công nhận thông qua hoạtđộng cống hiến không mệt mỏi của cá nhân cho xã hội.
a. Nhân phẩm
Mỗi con người chúng ta luôn có những phẩm chất nhất định.Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm.
Vậy nhân phẩm là gì?
Nhân phẩm là toàn bộnhững phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trịlàm người của mỗi con người.
Ngöôøi coù nhaân phaåm laø ngöôøi coù löông taâm,coù nhu caàu vaät chaát vaø tinh thaàn laønh maïnh, luoân thöïc hieân toát caùcnghóa vuï ñaïo ñöùc ñoái vôùi xaõ hoäi vaø ngöôøi khaùc, bieát toân troïng caùcquy taéc, chuaån möïc ñaïo ñöùc tieán boä.
Ngöôøi coù nhaân phaåm ñöôïc xaõ hoäi ñaùnh giaù cao vaø ñöôïc kínhtroïng. Ngöôøi thieáu nhaân phaåm hoaëc töï ñaùnh maát nhaân phaåm seõ bò xaõhoäi ñaùnh giaù thaáp, bò coi thöôøng vaø khinh reû, bò toá caùo vaø leân aùn.
Trong cuoäc soáng, ña soá moïi ngöôøi ñeàu yù thöùcquan taâm giöõ gìn nhaân phaåm cuûa mình nhöng vaãn coù nhöõng keû coi thöôøngnhaân phaåm cuûa chính mình,cuûa ngöôøi khaùc, coù suy nghó vaø haønh vi ñingöôïc laïi vôùi lôïi ích cuûa coäng ñoàng
Ñeå trôû thaønh ngöôøi coù nhaânphaåm, con ngöôøi caàn phaûi
– Coù löông taâm trongsaùng.
– Nhu caàu vaät chaátvaø tinh thaàn laønh maïnh.
– Thöïc hieän toát nghóavuï ñaïo ñöùc.
– Thöïc hieän toátchuaån möïc ñaïo ñöùc.
– Toân troïng nhaânphaåm cuûa chính mình cuõng nhö cuûa moïi ngöôøi xung quanh.
b. Danh d
Danh dự là sự coitrọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trịtinh thần, đạo đức của người đó
Khicon người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần,đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó códanh dự
Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con ngườiđối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều chocuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phảiluôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác.Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sứcmạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện  và tránh xa các điều xấu.
Nhaân phaåm vaø danh döï laø hai pham truø ñaïo ñöùckhaùc nhau nhöng laïi coù quan heä laãn nhau. Nhaân phaåm laø giaù trò laømngöôøi, coøn danh döï laø keát quaû cuûa quaù trình xaây döïng vaø baûo veänhaân phaåm.
Moãi con ngöôøi coù danh döï khoâng chæ bieát giöõgìn nhaân phaåm cuûa baûn thaân maø coøn phaûi bieát laøm nhaân phaåm cuûa mìnhñöôïc xaõ hoäi coâng nhaän thoâng qua haønh ñoäng coáng hieán khoâng meät moûicaù nhaân cho xaõ hoäi.
Khi bieát giöõ gìn danh döï cuûa mình, caùc caùnhaân coù ñöôïc moät söùc maïnh tinh thaàn ñeå laøm ñieàu toát vaø khoâng laømñieàu xaáu. Ñoù chính laø yù nghóa quan troïng cuûa danh döï.
Tiền, bạc mất đi có thể tìm lại được nhưng một khi chúng tađánh mất nhân phẩm và danh dự là mất đi phẩm chất và giá trị làm người. Đó làyếu tố tạo nên giá trị của một con người. Vì vậy, chúng ta hãy sống, học tập vàlàm việc cho thật tốt. Sống không có nghĩa là chỉ biết nghĩ cho mình, mà hãy vìngười khác. Bỡi lẽ, chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi biết đem lại niềm vui vàhạnh phúc cho người khác. Đó mới là niềm vui là lẽ sống của cuộc đời.
NGUYỄN THỊ HOA

Read Full Post »

ĐỒNG CẢM VÀ SẺ CHIA

  • NGUYỄN THỊ HOA -Gv Công Dân
Nhiều khi tôi tự hỏi: tại sao trên đời này lại còn nhiều bất công lắm vậy? Vẫn còn kẻ giàu, người nghèo. Trong xã hội vẫn còn chứa đựng nhiều sự bất công ngang trái. Có người sẵn sàng bỏ ra một số lượng tiền rất lớn để phục vụ cho một bữa tiệc xa xỉ hay mua một món đồ mà mình ưu thích trong khi đó món đồ đó chẳng giống ai. Thiết nghĩ rằng, ta có thể trích một phần nhỏ số tiền đó thôi để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong xã hội này thì có tốt hơn không. Trong khi đó khi đó trong cuộc sống này còn biết bao số phận khó khăn, bươn chải vì cuộc sống mưu sinh, lo cho ngày nay còn ngày mai như nhế nào vẫn còn là một ẩn số không lời đáp. cần sự chung tay, giúp sức của cộng đồng để giúp đỡ họ vượt qua nỗi đau đó. Có những cô gái, chàng trai quần áo bảo bao, đi xe hạng sang nhưng lại thờ ơ, la mắng một cụ già ăn xin bẩn thiểu hay một em nhỏ đánh giày trên phố. Trong cuộc sống xô bồ này, ai cũng lo miếng cơm, mạnh áo của riêng mình dường như chúng ta quên mất đi sự đồng cảm và sẻ chia tới những người xung quanh chúng ta nữa. Hay nếu có thì cũng chỉ là thoáng qua, pha lẫn chút thờ ơ, hối hả với những lời thăm hỏi cho có, hay những món quà mang nhiều giá trị vật chất để thay thế cho sự quan tâm, chăm sóc thông thường. Còn đâu rồi truyền thống “lá lành đùm lá rách”, tình làng, nghĩa xóm keo sơn, gắn bó “tối lửa, tắt đèn” có nhau nữa. Nhưng cuộc sống đâu chỉ cần những giá trị vật chất không thôi mà cần phải có sự cảm thong, chia sẻ với nhau kể cả trong buồn, vui lẫn niềm hạnh phúc. Đó nhiều khi chỉ là cái nắm tay an ủi ấm áp khi ai đó buồn, hụt hẫng, hay một lời an ủi đúng lúc để giúp người khác vượt qua sự khó khăn trong cuộc sống. Làm được như vậy ta mới thấy rõ giá trị cuộc sống nó có ý nghĩa như thế nào. Sống không chỉ để “nhận” từ người khác mà còn phải biết “cho” đi, nhưng khi ta “cho” đi không có nghĩa là mong “nhận” lại, mong người khác phải đền đáp công ơn của mình bời sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình, hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác.
Sống mà không yêu thương, sống với trái tim còn nguyên vẹn khi cha mẹ cho ta khi mới bước vào đời, sống mà trái tim không thổ thức, không bị sắp vỡ nát thì chưa biết cuộc sống là gì vì đó là sự vô cảm. Những vết sẹo của trái tim, đó chính là những giá trị của cuộc đời. Cuộc sống sẽ chẳng có giá trị, nếu ai cũng chỉ biết tích góp cho mình mà không biết chia sẻ cho người khác. Cuộc đời sẽ mất hết ý nghĩa, nếu ai cũng lo bảo vệ trái tim của mình cho tròn, cho sáng, cho mạnh, cho bóng, nhưng lại không đưa sự sống, sức mạnh và niềm vui được đến người khác. Sự giàu sang của con người không phải ở chỗ thu tích thật nhiều cho mình, mà ở chỗ biết hào phóng cho đi. Sự giàu sang của tâm hồn càng không thể thiếu hy sinh. Bởi chính hy sinh mới làm nổi bật giá trị tình yêu, và làm rõ nét tình yêu.
Sự giàu có của một con người chưa phải là sự giàu có về tiền bạc mà sự giàu có về tâm hồn của một trái tim nhân đạo. Đó là có một trái tim đẹp. Cái đẹp ở đây không phải là đẹp về hình dáng, màu sắc mà là nét đẹp của lòng bao dung, sự cảm thông, sẻ chia với người khác khi họ cần và ngày đêm làm việc liên lỉ, không ngừng đập từng tiếng đập của hy vọng, của tin yêu và phó thác, để toàn thân được lan tỏa bằng từ tốn, nhân hậu, nhẫn nại, yêu thương và sẵn sàng hy sinh để sẻ chia với mọi người, mang lại ý nghĩa tốt đẹp và giá trị cho cuộc sống. Đó là trái tim đã đưa dòng máu tình yêu đến cho người khác. Đưa càng nhiều thì tim càng mệt, càng dễ bị tổn thương. Nhưng nhờ trái tim luôn đập lên tiếng nói của yêu yêu thương và tha thứ, của chân lý và sự sống, của sẻ chia và đỡ nâng, của thương cảm và khích lệ, của bao dung và từ bi, của hăng say và cộng tác, của trung thành và nhẫn nại, mà nhiều người được hưởng sự ấm áp, ngọt ngào, hạnh phúc, bình an từ từng nhịp đập của trái tim, từng tiếng gõ của tâm hồn.
Trong dòng chảy của cuộc đời không bao giờ trên con đường chúng ta đi chỉ con đường bằng phẳng rải đầy hoa hồng mà đôi lúc phải có sự chông gai, khó khăn để chúng ta vượt qua. Đó mới chính là giá trị sống của cuộc đời. Mỗi lần vấp ngã, khó khăn như vậy sẽ làm cho chúng ta thêm trưởng thành và có thêm nghị lực sống.
Cuộc đời con người cũng giống như bàn tay 5 ngón có ngón ngắn, ngón dài, có lúc này, lúc khác, người này, người khác. Nhưng chúng ta đừng khép trái tim mình lại mà hãy mở rộng tâm hồn, hãy làm tất cả những gì mà bạn có thể để cảm thông và sẻ chia với người khác bằng chính trái tim và lòng nhân ái của mình. Bỡi hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác.
Sống, không phải là cứ bước đi không nhìn lại.

Nhưng nhìn lại, không phải để oán trách hay dằn vặt.
Sống là không hối tiếc những điều đã qua đi…
Không ai có thể quay trở lại và tạo ra một khởi đầu hoàn toàn mới

Nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ đây và tạo ra một kết thúc mới hoàn toàn

Read Full Post »

CHO VÀ NHẬN

  • NGUYỄN THỊ HOA – Gv Công dân
Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự định riêng, rồi những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như con người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những việc, những người xung quanh. Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình…
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác.
“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình.
Ý nghĩa của cuộc sống  nằm ngay trong những giá trị  bình thường quanh ta, là tình yêu  của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc  khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.

Read Full Post »

Thư gửi mẹ

Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .
Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu

Read Full Post »

Luận đề: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị khuất phục” (Hemingway)
Ý kiến của Hemingway đề cao giá trị của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với bản thân mình.
Giải thích ý kiến của Heming way:
Con người: trước hết là hiểu ở phạm vi cá nhân, cá thể, nhưng cần hiểu rộng hơn là loài người, con người trong cộng đồng trong nghĩa chung nhất, bao quát loài giống, gắn với bản chất Người theo nghĩa bao trùm nhất của nó.
Con người có thể bị đánh bại: nguyên văn tiếng Anh (destroyed) khi dịch ra còn có nghĩa là “bị hủy diệt”, “bị tàn phá” – cách nói thể hiện sự ý thức về những khả năng rủi ro có thể xảy đến với con người.
“…nhưng không thể bị khuất phục” : dịch sát nghĩa là bị đánh bại, bị chinh phục.
Mối quan hệ giữa hai vế: nhấn mạnh vào ý chí niềm tin của con người trong cuộc đấu tranh sinh tồn, khẳng định niềm kiêu hãnh của con người chân chính luôn tin tưởng vào khả năng của chính mình. Không những thế còn nhấn mạnh tinh thần con người vươn lên trong hành động, chinh phục những mục tiêu, vượt lên những thử thách.
Chứng minh ý kiến của Hemingway:
Con người trong công cuộc chinh phục và cải tạo tự nhiên: từ xưa đến nay, thiên nhiên chứa đựng sức mạnh ghê gớm, mỗi khi thiên tai, một quốc gia, một cộng đồng có thể bị những hậu quả nặng nề nhưng rất nhanh chóng con người lại bắt tay khắc phục thiên tai, ổn định cuộc sống, phát triển xã hội. Từ buổi đầu lấy sức người chống lại thiên nhiên, đến nay chúng ta có những thành tựu lớn lao nhờ khoa học kỹ thuật, từng bước cải tạo thiên nhiên và bắt thiên nhiên phải khuất phục con người. Ngu công đào núi, Dã Tràng lấp bể là ước muốn và cũng là niềm tin vượt lên chính mình của những người giàu ý chí nghị lực và quyết tâm hành động. Một bờ đê sông Hồng là sức mạnh của con người hợp quần để chế ngự sức nước hung hãn. là niềm tự hào của con người bao thế hệ. Một công trình thủy điện sông Đà là kết quả lao động vất vả cả chân tay lẫn trí óc của con người, biến sức nước thành dòng điện. Rõ ràng con người từ chỗ khiếp sợ trước tự nhiên đã trở nên mạnh mẽ can đảm hơn, nắm bắt quy luật tự nhiên, bắt thiên nhiên phải khuất phục trước con người.
Trong đấu tranh xã hội, các lực lượng chính nghĩa, những con người đại diện cái tốt, cái đẹp không ít lần bị thất bại. Con người chân chính nhiều khi bị kẻ tiểu nhân hãm hại, để lại nỗi niềm chua xót “anh hùng uống hận”, “để hận mấy ngàn năm” còn lưu trong bao áng văn thơ. Tuy nhiên theo một quy luật tất yếu và niềm tin mãnh liệt vào công lý, sự thật sẽ chiến thắng bạo tàn, giả trá giúp con người tìm ra những cách đấu tranh, những phương pháp để thành công. Phan Bội Châu từng nhắn nhủ “Tay ba lần gãy, mới biết thuốc tiên…xưa nay anh hùng, từng thua mới được!”. Không gì mạnh bằng ý chí con người, bên cạnh đó còn đòi hỏi sự tỉnh táo khôn khéo, kiên quyết để đạt mục đích.
Xét từ góc độ cá nhân, cũng có rất nhiều tấm gương con người vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những khiếm khuyết của bản thân: Nguyễn Ngọc Ký – thầy giáo; Nguyễn Ngọc Hưng – nhà thơ hội viên hội nhà văn Việt Nam; Lê Thanh Thúy – cô gái 19 tuổi bị ung thư nhưng vẫn kịp góp mặt cho đời nụ cười rạng rỡ của một tấm lòng nhân hậu; là Nguyễn Hồng Kông – bệnh nhân suy thận nhưng đã tận dụng quỹ thời gian ít ỏi của mình để viết cuốn sách “Khát vọng sống để yêu” và “Ở trọ”, tích cực giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, những đồng loại kém may mắn. Những con người ấy bị hủy diệt bởi định mệnh khắc nghiệt nhưng đã khẳng định ý nghĩa cao quý của sự sống con người, sống có ý nghĩa bằng tất cả nghị lực và bản lĩnh của mình
Phản đề: Con người có thể bị đánh bại, cũng không ít kẻ tự mình khuất phục quỳ gối trước các thế lực. Tuy nhiên, làm con người chân chính thì không bao giờ tự đánh mất mình. Những kẻ như vậy đã chết ngay khi còn sống! Từ đó cho thấy để làm một con người theo đúng nghĩa Hemingway đề cập không phải là điều đơn giản! Ngay cả cái chết có thể chấm dứt thời gian tồn tại giữa cuộc đời của một cá nhân, nhưng không thể khuất phục ý chí vươn lên sống có ích với đời, để lại sự nghiệp bất tử. Những con người như thế sẽ sống mãi!
Trong sự phát triển của nhân loại, bao giờ con người cũng có ý thức rất lớn về giá trị bản thân, các nhà tư tưởng cũng như các nhà văn có nhiều câu nói hay về giá trị con người. Blasé Pascal nói : “Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ”, M.Gorki ca ngợi con người: “Con người! Tiếng ấy tự hào biết bao!”. Sự tồn tại của con người ở thế gian này và những thành quả từ xã hội loài người đã hình thành ý thức đề cao phẩm chất, giá trị làm người cao quý.
Trong bối cảnh phát triển đầy xung đột phức tạp, con người phải luôn đương đầu với thử thách khó khăn và không ít lần phải đối mặt với thất bại, bi kịch. Đương đầu với những khó khăn, con người chúng ta càng có dịp khẳng định bản lĩnh và rút ra kinh nghiệm, vượt lên chính mình. Ông cha ta ngàn đời trước đã phải chinh phục thiên nhiên và đã thêu dệt thành bao huyền thoại về chiến công kỳ vĩ này như Sơn tinh chiến thắng Thuỷ tinh, những vị thần kỳ vĩ là sản phẩm của chính con người, nâng tầm vóc con người ngang tầm thiên nhiên. Mỗi một khó khăn trở lực lại là một lần giúp con người chúng ta nhận ra những khiếm khuyết sai lầm để tiếp tục hành trình chinh phục đầy thử thách. Nhà thơ Hoàng Trung Thông từng khẳng định “Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Có nghĩa là con người luôn tự tin vào chính bản thân mình sẽ không bao giờ biết đầu hàng trước hoàn cảnh.
Từ những việc lớn đến việc nhỏ đều cần đến ý chí và nghị lực phi thường của con người, điều quan trọng chính là con người cần phải biết tự lượng sức mình, tự điều chỉnh mình. Có một lúc nào đó chúng ta vấp phải sai lầm và thất bại, nhưng đó chỉ là tạm thời, bởi lẽ nếu chúng ta quyết tâm hành động và nắm bắt được thời cơ, chuẩn bị đầy đủ chín muồi thì sẽ chắc chắn thành công,
Theo tôi, muốn khẳng định tinh thần trong câu nói của nhà văn Hemingway cần phải hội đủ những yếu tố cần cho một con người, để có thể sống giữa đời mà không hổ  thẹn: ý thức bản thân, có tinh thần luôn vươn lên trong đời sống, mài sắc bản lĩnh và khả năng hành động và nỗ lực hết mình để đạt ước mơ. Trau dồi càng nhiều vốn sống, kinh nghiệm sống, không ngừng tự nâng cao hoàn thiện bản thân, không bao giờ cho phép chủ quan tự mãn sau thắng lợi, thành công nhất thời, bởi đơn giản “kẻ thù của thành công là thành công”. Sức mạnh con người không chỉ ở bản thân người ấy mà còn nhân lên với sức mạnh của cả cộng đồng người. Trong cuộc đấu tranh khẳng định giá trị đời sống, con người không bao giờ đơn độc và luôn làm được những điều phi thường ngay trong cuộc đời  bình thường.
Từ ông lão Santiago trong câu chuyện Ông già và Biển cả của nhà văn, một triết lý sâu xa về con người bình thường ở giữa thế gian, ý kiến của Hemingway là đúc kết chân lý về con người, khẳng định tư thế hào hiệp và can đảm của con người giữa thế gian. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại!
TRẦN HÀ NAM

Read Full Post »